Từ xưa đến nay, tỏi được biết đến như là một “thần dược” trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người đã dùng giấm ngâm tỏi như là một cách để giảm bớt vị cay nồng và nâng cao công dụng của tỏi đối với sức khỏe. Vậy tỏi ngâm dấm có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Tỏi ngâm dấm có tác dụng gì? Tỏi ngâm dấm không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm đậm đà mà còn là bài thuốc tuyệt vời đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, bổ sung tỏi ngâm dấm hàng ngày có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phòng và chữa trị các bệnh về đường hô hấp, tốt cho tim mạch và phòng chống ung thư.
Tại sao chúng ta nên ăn tỏi ngâm giấm thay vì tỏi tươi?
Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí trệ, làm ấm cơ thể, giải độc và sát trùng. Tỏi được sử dụng trong việc phòng và điều trị các loại bệnh thường gặp như cảm cúm, mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư.
Tỏi tươi có mùi vị hăng và cay nên dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng rất ít người chọn sử dụng tỏi tươi để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là e ngại tình trạng hôi miệng sau khi ăn tỏi tươi. Chính vì lý do này mà nhiều người đã lựa chọn phương pháp kết hợp tỏi với những gia vị khác như dấm, đường, rượu,…để vừa đảm bảo sức khỏe vừa không để lại hơi thở khó chịu.
Tỏi tươi có vị cay nồng, sau khi ăn có mùi khó chịu nên người ta thường kết hợp với giấm để giảm mùi hiệu quả.
Một trong những phương pháp chế biến phổ biến là dùng dấm ngâm tỏi. Dấm có vị chua, sẽ làm bớt đi vị cay nồng của tỏi, gia tăng thêm hương vị vào các món ăn, mang lại cảm giác ngon miệng hơn.
Bên cạnh việc không để lại tình trạng hôi miệng sau khi ăn, tỏi ngâm dấm còn được các chuyên gia chứng minh rằng đem lại hiệu quả phòng và chữa trị bệnh tốt hơn tỏi sống. Bởi trong môi trường axit như dấm, sẽ kích thích các thành phần dược lý có trong tỏi, giúp cơ thể hấp thụ chúng tốt hơn.
Tỏi ngâm dấm có tác dụng gì?
Tỏi ngâm dấm là món ăn kèm không thể thiếu khi thưởng thức những bát phở hay hủ tiếu thường ngày của nhiều người. Bên cạnh việc bổ sung hương vị giúp món ăn thêm đậm đà, gia vị này còn mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.
Nâng cao sức đề kháng
Nếu hỏi “tỏi ngâm dấm có tác dụng gì” thì câu trả lời đầu tiên chính là giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Công dụng có được là nhờ vào hoạt chất Allicin có trong gia vị này. Allicin được biết đến là thành phần hoạt tính sinh học chính của tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn, nấm men. Đồng thời, Allicin còn có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa cực kỳ tốt.
Bổ sung tỏi ngâm giấm hàng ngày là cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên và phòng các bệnh vặt như cảm cúm, viêm họng hiệu quả.
Cải thiện huyết áp và tốt cho tim mạch
Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung tỏi ngâm giấm hầu như không có hoặc có khả năng rất thấp mắc phải các bệnh về tim mạch hay huyết áp. Tất cả là nhờ vào trong loại gia vị này có các thành phần dược lý có tác dụng phân giải các protein, tránh gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, làm giảm mỡ máu ở thành mạch và ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Ngoài thành phần Allicin có công dụng “thần thánh” thì trong tỏi còn có rất nhiều khoáng chất khác như canxi, manga, kẽm…Đây là những hoạt chất góp phần quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống xương khớp. Và đồng thời cũng là nhóm khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mô liên kết cũng như chuyển hóa xương.
Chữa các bệnh về đường hô hấp
Tỏi ngâm với giấm là một phương thuốc trong Đông Y có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý thông thường về đường hô hấp, viêm họng, cảm cúm,…Vị cay nồng và tính ấm của tỏi giúp tăng thân nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong niêm mạc mũi, vòm họng, phế quản. Hơn nữa, giấm có đặc tính thanh lọc cơ thể có tác dụng thông họng và cải thiện chức năng của hệ hô hấp.
Chống lão hóa
Allicin và các nhóm vitamin khoáng chất trong tỏi còn giúp loại bỏ các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa của tế bào. Ngoài ra, tỏi còn cung cấp các hoạt chất có khả năng tái tạo tế bào máu, sản sinh thêm hồng cầu để nuôi dưỡng cơ thể, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa sớm như tàn nhang hay đồi mồi.
Phòng tránh ung thư
Tỏi ngâm dấm có tác dụng gì? Là thực phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác động tích cực của tỏi ngâm giấm trong việc làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt là ung thư dạ dày hay ung thư trực tràng. Ăn tỏi sống hoặc tỏi đã qua chế biến với giấm một cách khoa học trong thời gian dài đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đến 60% so với những người không sử dụng gia vị này.
Hướng dẫn làm tỏi ngâm giấm đơn giản tại nhà
Với những tác động tích cực của tỏi kết hợp với dấm, còn chần chờ gì mà không bắt tay ngay vào làm một lọ tỏi ngâm dấm để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình thôi nào!
Cách làm đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
500gam tỏi, 400ml giấm gạo, 10 quả ớt (tùy sở thích ăn cay hay không cay mà bạn có thể lược bỏ hoặc tăng thêm), muối, nước ấm và lọ thủy tinh để chưng cất.
Chế biến:
– Lột sạch vỏ tỏi, rửa sạch. Sau đó ngâm tỏi trong nước ấm với 2 thìa muối trong vòng 10 phút.
– Vớt tỏi ra rổ cho ráo nước. Xếp vào lọ thủy tinh vào cùng với ớt đã rửa sạch. Bạn có thể để nguyên tép tỏi hoặc cắt mỏng thành từng lát đều được.
– Đổ giấm gạo vào lọ, sao cho ngập mặt cả tỏi và ớt. Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.
Khoảng 7-10 ngày, lọ tỏi ngâm giấm của bạn đã ăn được rồi đấy. Lúc này, bạn có thể chuyển sang bảo quản trong tủ lạnh để thời hạn sử dụng được lâu hơn.
Lưu ý: Trong quá trình làm tỏi ngâm với dấm, nếu bạn thấy chúng chuyển qua màu xanh thì đừng vội bỏ đi nhé! Đây là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như công dụng với sức khỏe không thay đổi. Hiện tượng này chủ yếu là do các hoạt chất trong tỏi và giấm tác động qua lại tạo thành đồng sunphat có màu xanh.
Với những thông tin mà bài viết chia sẻ, chắc hẳn bạn đã biết tỏi ngâm dấm có tác dụng gì đúng không nào? Mặc dù, tỏi ngâm dấm có những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng nếu bạn dị ứng với gia vị này thì cũng không nên cố gắng sử dụng để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, những ai đang mắc các bệnh lý về hệ tiêu hoá hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên hạn chế ăn gia vị này nhé!
Quan hệ lần đầu có đau không? Lần đầu của con gái có bị chảy máu không? là những thắc mắc được rất nhiều bạn gái quan tâm đến. Tuy nhiên, khi khảo sát một số phụ nữ đã từng quan hệ tình dục thì câu trả lời lại hoàn toàn không giống nhau. Vậy đâu mới là đáp án đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết để đ...
Lúc mới yêu, ai cũng cảm thấy thật hạnh phúc, say mê và nồng nàn. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ dần phai nhạt đi sau khoảng thời gian nhất định. Đây là giai đoạn mà đa số cặp đôi nào khi yêu cũng đều trải q...
Không phải người phụ nữ xinh đẹp nào cũng khiến đàn ông say đắm. Bởi có những cô nàng dù vẻ ngoài không lộng lẫy vẫn được nhiều anh chàng theo đuổi. Vậy đàn ông mê phụ nữ ở điểm nào? Chúng ta hãy ...
Với những cặp đôi yêu nhau có mong muốn “vượt rào” nhưng lo ngại mang thai ngoài ý muốn thường chọn cách quan hệ bằng tay. Dù không có sự giao hợp giữa bộ phận sinh dục nhưng đây vẫn là kiểu làm tình man...